Tsuno kaku là kiểu mũ có mạng che mặt đội kèm cùng với bộ áo cưới Wa fuku. Thường thì khi mặc Wa fuku người ta không bao giờ đội mũ, song trong ngày cưới của mình cô dâu Nhật Bản bắt buộc phải đội chiếc mũ Tsuno kaku. Về tên gọi của mũ Tsuno kaku, người Nhật Bản cho rằng bất kỳ người con gái nào khi ở nhà thường đỏng đảnh, ngang bướng … Lúc đưa dâu về nhà, người chồng cầm mũ ngấc ra khỏi đầu vợ mong muốn sau khi lấy chồng người con gái phải bỏ tất cả những thói xấu đó, bắt đầu cho mộc cuộc sống mới. Người vợ phải kính già yêu trẻ, hiếu thuận với ba mẹ chồng, phải yêu thương chị chồng, em chồng và giữ trọn đạo vợ chồng.

 

Tsuno kaku thường được làm hai lớp tơ sống. Bên ngoài mũ màu trắng tượng trưng cho sự tiết trinh bên trong là màu đỏ thể hiện sự may mắn hạnh phúc. Độ dài của mỗi chiếc Tsuno kaku thường 12 - 15cm, rộng chừng 7cm, khi đội thắt nút trên đỉnh đầu.

 

Zori là loại dép đi kèm với bộ Wa kufu.Nó được làm bằng cỏ, da hoặc vải. Người Trung Quốc cổ đại xa xưa đã phát minh ra chúng, trong cuốn Hậu hán thư cũng đã ghi rõ. Mãi sau này nó mới được lưu truyền tới Nhật Bản và được sử dụng ngày càng rộng rãi. Từ “Zori” trong Tiếng Nhật được phát âm giống Tiếng Hán. Trong cuốn Tây cung ký viết thời kỳ Hean cũng đã xuất hiện từ “Zori” này bằng Tiếng Hán. Đến thời đại Kamakura càng có nhiều người Nhật sử dụng loại dép này. Tuy vậy, cho tới thời kỳ cận đại, nó mới được sử dụng cùng với bộ Wa kufu truyền thống cùng với đôi dép Zori là kiểu trang phục điển hình nhất của một cô gái Nhật.

 

Moku ri cũng là lại dép được người Nhật Bản được người Nhật Bản ưa chuộng ( đặc biệt là đàn ông) chúng được kết hợp với chiếc áo sơ mi mùa hè. Đây là sản phẩm của nền văn hóa lúa nước của cư dân Đông Nam Á, ra đời vào khoảng thời đại Ya yoi. Đầu tiên, cư dân ở đây đã dùng những tấm gỗ hay một vài thanh tre làm đế buộc chặt vào cổ chân để tránh bị thụt xuống bùn khi làm ruộng. Sau đó, do khí hậu ở Nhật rất ẩm thấp nên khi loại dép này được đưa vào, lập tức được người Nhật sử dụng ngày càng rộng rãi và Moku ri đã trở thành một bộ phận không kém phần quan trọng trong việc tạo ra nét đặc trưng riêng của phục trang Nhật Bản. Đây cũng là một thứ tặng phẩm mà người Nhật thường thích tặng cho nhau, nhất là vào những dịp tết Uranbon được tổ chức vào cuối mùa hè đầu mùa thu hằng năm. Dưới đế dáp Muku ri có hai hàng răng làm ma sát vừa để giữ cho dép luôn sạch sẽ. Một bộ complet hay bộ áo bò cùng với đôi dép Moku ri truyền thống đã trở thành mốt thời thượng của một bộ phận không nhỏ thanh niên Nhật ngày nay.